Kinh doanh dịch vụ logistics – ngành mới và triển vọng

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xuất nhập khẩu cũng như các ngành kinh tế trong nước, dịch vụ logistics ở nước ta cũng đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp một phần quan trọng vào GDP nước nhà. Tuy vậy, việc kinh doanh dịch vụ logistics vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ và nhiều triển vọng.

1.Cách dịch vụ logistics được cung cấp bởi công ty Logistics hiện nay

Khi tìm hiểu về ngành logistics để làm kinh doanh logistics chúng ta cần chú ý đến những dịch vụ mà ngành này đang cung ứng ở nước ta hiện nay.

Các loại dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm:

1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.

2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

4. Dịch vụ chuyển phát.

5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

6. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.

7. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.

8. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.

9. Dịch vụ vận tải hàng không.

10. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).

11. Các dịch vụ khác, bao gồm các loại hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.

11. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.

12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

14. Dịch vụ vận tải đa phương thức.

15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.

16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

17. Các dịch vụ khác do thương nhân dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.

2.Điều kiện, quy định về kinh doanh dịch vụ logistics

Đối với các thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc 17 loại dịch vụ logistics trên phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó. Vì vậy, khi làm dịch vụ logistics cũng cần đặc biệt lưu ý đến những quy định này.

Các doanh nghiệp kinh doanh một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể nêu trên, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

Nghị định cũng quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh đối với các nhà đầu tư nước ngoài về kinh doanh dịch vụ logistics.

Nhìn vào sự phát triển của kinh tế đất nước, chúng ta có thể thấy được triển vọng và tiềm năng rất lớn của ngành logistics. Vì vậy, đây cũng là ý tưởng kinh doanh rất đáng để thực hiện.

Chúc bạn thành công!

Leave comment

Your email address will not be published. Required fields are marked with *.