Người giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại Trường Cao Đẳng Dược SG
Học ngành Y học cổ truyền ở cái độ tuổi muộn màng nhưng với sự chỉ dẫn của các thầy cô Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng bác sĩ Lê Đức Trí đã giúp ích rất nhiều cho tôi trong quá trình học tập
“Học nữa, học nữa và học mãi”, giờ mới thấy biển học là mênh mông, không phụ thuộc vào tuổi tác. Tôi nay đã đạt đến U60 rồi, nhìn lớp con cháu nhìn vào tôi mà nỗ lực học thì ngẫm nghĩ cũng đáng để tự hào, cũng đáng để phấn đấu học và càng cũng cố ý chí và tâm niệm bản thân “còn sức khỏe là còn học – học cho mình và giúp cho người”
Cơ duyên đã cho tôi được tiếp cận với ngành y học cổ truyền cho dù là khá muộn màng – nhưng có còn hơn không. Và tôi đã quyết định vào học các lớp châm cứu từ sơ cấp đến trung cấp tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh rồi vào Trường Cao đẳng Dược Sài gòn.
Những người ở Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đã giúp đỡ tôi rất nhiều
Như bao học viên khác, tôi có khát khao được học các kiến thức về y học cổ truyền tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh để có thể nắm vững kiến thức về y học cổ truyền từ căn bản đến nâng cao; và để vận dụng kiến thức vào việc chẩn đoán, điều trị các bệnh phổ biến, giảm thiểu nổi đau do bệnh tật gây ra trong cuộc sống thường ngày.
Tôi có tiếp xúc và được nghe phản ánh về việc giảng dạy của các Thầy Cô Bác sỹ ở Viện từ các học viên các khóa trước; qua kiểm chứng – trăm nghe không bằng mắt thấy và có duyên được học tập tại khóa 68 lớp Châm cứu Trung cấp của Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh do Thầy Bác sỹ Chuyên khoa I (CKI) Lê Đức Trí phụ trách giảng dạy chính cùng với các Thầy cô Bác sỹ Trần Tuấn Anh, Hoàng Phương Nhi, Lê Thị Kim Oanh, Phạm Ngọc Liệp, Đặng Thái Vũ, Nguyễn Đình Kiên
Đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn năm 2019
Đặc biệt Bác sỹ CKI Lê Đức Trí cùng Bác sỹ CKI Trần Tuấn Anh đã không ngại khó khăn, sắp xếp thời gian và công sức để mang đến cho học viên những kiến thức, giáo trình cập nhật mới; thường xuyên trao đổi và tranh luận với học viên những kinh nghiệm trên lâm sàng nhằm củng cố kiến thức để việc điều trị bệnh được cải thiện một cách tốt nhất.
Thời gian thực tập lâm sàng là thời gian đáng quý nhất. Tiếp xúc người bệnh mới thấy nỗi đau thể xác lẫn tinh thần của một kiếp người. Giao tiếp, chia sẻ cảm thông giữa người với người là phương thuốc cực kỳ hữu hiệu giúp cho người bịnh thư thái thoãi mái nhất. Thời gian này là thời gian kiểm chứng những gì đã được học và thực tiễn
Qua thực tập lâm sàng tôi mới thấy các Thầy cô đội ngũ Bác sỹ hướng dẫn, đặc biệt ấn tượng với Thầy Bác sỹ Chuyên khoa I Lê Đức Trí đã thể hiện đúng cái tâm của người thầy thuốc, là người Thầy truyền lửa ho học trò, hết lòng quan tâm đến người bệnh; tận tâm chỉ dẫn cho các học viên chúng tôi để người bệnh giảm thiểu nỗi đau bệnh tật và chúng tôi được vững chuyên môn để sau này giúp đời giúp người cũng là để tránh những rủi ro không đáng có.
Địa chỉ tuyển sinh Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn năm 2019
Cùng với con đường tôi đã chọn, được học tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, học nữa, học mãi, học để nâng cao trình độ chuyên môn. Nghĩ về những gì tôi đã được nhà trường trang bị tôi mới thấy thấm thía về y đức của người thầy thuốc, về chữ Tâm trong nội tại bản thân mà tôi đã trải nghiệm.
Qua bài này tôi muốn gửi lời tri ân đến các Thầy cô đã dạy cho tôi những điều cần phải biết, những gì cần phải làm. Mong muốn của tôi là chúng ta hãy lạc quan và hãy nhìn vào tấm gương sáng của Thầy cô mà cố gắng noi theo và phải đạt được. Có như vậy thì mới không phụ lòng kỳ vọng, mong mỏi về những trò giỏi của Thầy cô cùng bao công sức lẫn tâm huyết mà Thầy cô đã không ngừng cố gắng truyền đạt.
Xem thêm:
>>> Có nên tiêm thuốc phòng ung thư cổ tử cung?
>>> Tìm hiểu tác dụng của Vitamin E đối với sức khỏe con người