Sập gụ được cấu tạo như thế nào?
Sập gụ được cấu tạo như thế nào?
Sập gụ từ lâu đã trở thành món đồ nội thất phổ biến trong các gia đình ở miền Bắc. Nhưng có nhiều người vẫn thắc mắc một điều rằng sập gụ được cấu tạo như thế nào? Bài viết dưới đây, Đồ gỗ Phạm Kim sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn.
Cấu tạo của bộ sập gụ.
Sập gụ là cái tên thông dụng của một bộ sập gỗ. Vì sập gỗ thường được làm bằng gỗ gụ, nên người ta hay gọi sập gụ và cái tên đấy trở thành cái tên chính cho sập gỗ.
Bộ sập gỗ có cấu tạo gồm hai phần là quây sập và mặt sập. Quây sập gồm nhiều chi tiết nhỏ ghép nối với nhau gồm: bốn chân sập + bốn quảng găng + bốn quây sập + bốn cổ sập. Mặt sập thường có ba loại, xếp thoe thứ tự tăng dần độ phổ biến thì gồm mặt một lá, mặt hai lá và mặt ba lá.
Tìm hiểu về mặt sập gụ.
Mặt một lá giống với cái tên gọi, đây là mặt sập được chế tác từ một tấm gỗ rất to, ít nhất phảm 1m6. Với độ khan hiếm của gỗ tự nhiên hiện nay, để xẻ một tấm gỗ như vậy thật sự rất phí. Không những thế, mặt sập một lá phải được bảo quản thật tốt, nếu không chúng sẽ bị cong vênh, nứt nẻ do thời tiết và môi trường xung quanh. Bởi vậy nên độ phổ biến của nó rất ít. Nhưng mặt sập một lá có giá trị cũng như giá thành vô cùng lớn.
Mặt hai lá được ghép từ hai tấm gỗ lại với nhau. Đối với sập có giá trị tầm trung trở lên thì đây là loại sập phổ biến nhất. Với tính thẩm mỹ, độ an toàn cũng như việc cắt xẻ hợp lý, tất cả đều đạt nên đây là mặt sập được rất nhiều cơ sở chế tác và được nhiều người ưa chuộng.
Mặt ba lá được ghép từ ba tấm gỗ nhỏ lại với nhau. Đây là loại rất phổ biến bởi dự tiết kiệm gỗ, cũng như việc rất dễ chọn lựa các tấm gỗ để chế tác một mặt sập ba lá.
Kích thước phổ biến của sập gỗ.
Sập gỗ được đóng theo kích thước phổ biến với mặt sập kích thước dài 2m x rộng 1m6 hoặc dài 2m2 x rộng 1m8. Ngoài ra có thể đóng thêm chiếc văn kỷ là cái bàn nhỏ chân thấp dùng để uống trà, đánh cờ hay ngồi đàm đạo câu chuyện,…
Tìm hiểu về sập chân quỳ dạ cá.
Sâp chân quỳ dạ cá hay có tên gọi khác là sập gụ, cái tên gọi này xuất phát từ văn hóa tâm linh của người Việt Nam ta từ thời xưa. Chân quỳ là biểu tượng cho sức mạnh, sự vững chắc và tin cậy. Được cách điệu tứ linh tượng trưng cho sức mạnh, sự may mắn, thịnh vượng và xua tan tai ương; còn tứ quý tượng trưng cho hình ảnh người quân tử “Tề gia trị quốc bình thiên hạ”.
Ở phần dạ của chiếc sập gụ là hình ảnh cá chép, nên người ta hay có câu nói rất nổi tiếng đó là sập chân quỳ dạ cá. Trong phong thủy cá chép mang ý nghĩa của sự may mắn, tài lộc và học hành thi cử.
Phía dưới chân sập còn được kê thêm một quả cà có thể có hình vuông, tiện tròn tượng trưng cho đất, mây để chân quỳ đúng lên tạo thế tựa vững chắc, trường tồn qua thời gian. Chân quỳ dạ cá là sự liên tưởng cho hình tượng cá chép hóa rồng biểu tượng cho sự can đảm, may mắn, thành công, chiến thắng và dành vinh quang về cho gia đình, dòng họ.
Như vậy, qua bài viết trên Đồ gỗ Phạm Kim đã giải đáp thắc mắc giúp bạn có được thêm thông tin về cấu tạo của một chiếc sập gỗ. Bạn còn trần chừ gì nữa mà hãy đến ngay với Đồ gỗ Phạm Kim để chọn lựa cho gia đình mình một chiếc sập gỗ đẹp, và chất lượng.
Tham khảo thêm: Tủ chè cổ gỗ gụ đẹp, giá rẻ năm 2021
Đồ Gỗ Phạm Kim chuyên sản xuất đồ gỗ theo lối xưa và nay.
Website: Dogophamkim.com
Sđt: 0989 880 779( Zalo) – 0911 46 96 11